Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Trợ giúp pháp lý

       Thanh Hóa là tỉnh có địa bàn rộng, dân cư đông, Nhiều người dân, đặc biệt là ở địa bàn vùng sâu, vùng xa nhận thức pháp luật còn hạn chế, khả năng tiếp cận các tài liệu pháp luật còn ít. Chính vì vậy, hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước và các chi nhánh của trung tâm trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều người mỗi khi có thắc mắc về pháp lý.

       Điểm nổi bật trong hoạt động TGPL phát huy tốt vai trò bào chữa trong quá trình tham gia tố tụng.

       Với sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Tư pháp, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh đã xác định được các nhiệm vụ cụ thể, chủ động tiếp cận thông tin, vụ việc và nhanh chóng cử trợ giúp viên pháp lý vào cuộc khi có đơn yêu cầu TGPL. Hoạt động của hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 06 chi nhánh trực thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tại các địa điểm sau:

Chi nhánh 1: địa chỉ UBND huyện Quan Hoá                SĐT:02373989088

Chi nhánh 2: địa chỉ phố Lê Duẩn thị trấn Ngọc Trạo     SĐT: 02373570828

Chi nhánh 3: địa chỉ thị trấn Nghi Sơn                            SĐT:02373616669

Chi nhánh 4: địa chỉ UBND huyện Như Thanh              SĐT:02373556558

Chi nhánh 5: địa chỉ UBND huyện Thạch Thành           SĐT:02373 656868

Chi nhánh 6: địa chỉ khu 2 thị trấn Thường Xuân          SĐT:02373553678

Các hình thực Trợ giúp pháp lý khi người dân có yêu cầu:

  • Tư vấn pháp luật
  • Tham gia Tố tụng
  • Đại diện ngoài tố tụng

Người được trợ giúp pháp lý

1. Người có công với cách mạng: là những người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng; Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.

2. Người thuộc hộ nghèo

3. Trẻ em.

4. Người dân tộc thiểu số  trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

b) Người nhiễm chất độc da cam;

c) Người cao tuổi;

d) Người khuyết tật: theo Luật Người khuyết tật là Người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.

đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

h) Người nhiễm HIV.

NGƯỜI THỰC HIỆN

CCTP-HT Phạm Thị Hiền